Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ chi tiết nhất

Bếp từ trong những năm trở lại đây rất được nhiều người ưa thích vì các chức năng thông minh, thiết kế nhỏ gọn sang trọng và là loại bếp tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn so với bếp gas. Hơn nữa khi sử dụng bếp điện từ các bà nội trợ có thể rút ngắn đáng kể thời gian nấu ăn và vệ sinh sau mỗi lần nấu nướng.

Nhưng cũng không ít người chưa biết cách sử dụng bếp điện từ một cách hiệu quả và an toàn nhất. Vậy làm cách nào để sử dụng bếp điện từ tốt nhất chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!

Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ

Hướng dẫn bật bếp từ

Bật bếp từ cũng là một cách sử dụng bếp từ trước tiên bạn cần phải biết.

Đầu tiên, hãy kiểm tra xem loại nồi chảo bạn đang sử dụng có tương thích với bếp từ hay không.

Bếp từ cần có các nồi chảo riêng. Chúng thường được làm từ nhôm, thép hoặc các loại có từ tính. Cách đơn giản nhất để kiểm tra nam châm là sử dụng 1 viên nam châm để thử.

Nếu viên nam châm bám vào thành nồi hoặc chảo thì loại nam châm có thể sử dụng trên bếp từ. Trong trường hợp bạn mua bộ nồi chảo mới, vui lòng kiểm tra kỹ thông số kỹ thuật trên tem mác để đảm bảo chúng có thể chạy trên bếp từ. Thông thường, nó sẽ có ký hiệu “Induction pan”.

Tiếp theo, chúng ta sẽ từng bước tìm hiểu cách sử dụng bếp từ

  • Bước 1: Bật công tắc nguồn của bếp. Thông thường, công tắc nguồn sẽ được lắp trên tường hoặc bên hông tủ bếp. Với những chiếc bếp từ thì bạn chỉ cần cắm điện là đã sử dụng được.
  • Bước 2: Để xoong, chảo lên trên vùng nấu bạn cần sử dụng
  • Bước 3: Đặt ngón tay trên nút tắt bếp
  • Bước 4: Bắt đầu nấu bằng cách bật công tắc liên quan đến nồi nấu bạn sử dụng. Bạn có thể chọn nhiệt độ nấu theo ý muốn.
  • Bước 5: Tăng giảm nhiệt độ với các nút chạm “+” hoặc “-“
  • Bước 6: Sau khi sử dụng xong bếp, nhấn giữ nút nguồn một lần nữa để khởi động bếp.

Lưu ý: Nếu không có nồi hoặc chảo trên vùng nấu thì bếp sẽ không khởi động.

Cách mở bếp từ khi bị khoá

Một số loại bếp từ có tích hợp tính năng khóa trẻ em để tiện cho việc sử dụng và bảo vệ các thành viên trong gia đình tránh tai nạn đáng tiếc. Tuỳ thuộc vào từng loại bếp sẽ có các loại khoá sau đây:

  • Khoá để vệ sinh bếp: bình thường, tính năng này sẽ khoá bếp trong vòng 30s. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng khăn lau chùi bề mặt bếp để không gây ảnh hưởng đến những thao tác nấu nướng.
  • Khoá an toàn: Tính năng này đều có ở mọi loại bếp từ hiện đại. Khi nhấn giữ biểu tượng khóa một vài giây thì bảng điều khiển của bếp sẽ bị vô hiệu hoá. Tính năng này có thể được kích hoạt mỗi khi mở bếp. Nhờ thế, bếp từ của bạn sẽ an toàn hơn bao giờ hết.

Đối với dòng bếp từ Bosch cao cấp bạn sẽ mở khoá một cách đơn giản.

  • Bước 1: Giữ ngón tay vào biểu tượng khóa trên bảng điều khiển khoảng 10s
  • Bước 2: Thả tay khi nghe có 2 tiếng chuông và khi biểu tượng chìa khoá trên bảng điều khiển tắt.
  • Bước 3: Khởi động lại bảng điều khiển để đảm bảo bếp từ đã khởi động trở lại bình thường.

Tuy nhiên, đối với một số dòng bếp thì những thao tác trên chưa hẳn đã mở bếp được. Khi ấy, bạn cần ngắt nguồn bếp rồi bật trở lại sau 20 phút. Việc này sẽ giúp bếp tự động thiết lập lại những thông số trên bảng điều khiển.

Trong khi mở khoá bếp từ, bạn không nên chạm tay lên vùng nấu của bếp. Hãy đặt một nồi nước nhỏ trên vùng nấu.

Những lưu ý trong khi sử dụng bếp từ

Để sử dụng bếp từ hiệu quả thì bạn cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất: Sử dụng nguồn điện thích hợp

  • Thông thường, các loại bếp từ có công suất từ 200 – 2000W, đây là công suất khá cao. Vì vậy, nên sử dụng nguồn điện riêng biệt sẽ hạn chế tối đa tình trạng chập, cháy.
  • Bạn nên dùng phích cắm riêng biệt và dây điện phải chịu được tải trọng của bếp với tiết diện ít nhất là 0,75 m2. Việc sử dụng bếp từ tại những nguồn điện không phù hợp sẽ không đảm bảo an toàn và gây chập cháy làm hư hỏng thiết bị.
  • Ở Việt Nam, đặc biệt miền Bắc, mùa hè là lúc người dân có nhu cầu sử dụng điện cao, kể cả giờ cao điểm. Vì vậy, hãy sử dụng Inverter để cân bằng điện áp trong nhà. Nhờ vậy, dòng điện sẽ ổn định và bếp từ cũng bền bỉ hơn.

Thứ hai: Tránh tiếp xúc với mặt kính sau khi nấu

  • Sau quá trình nấu ăn, bề mặt bếp khá nóng bởi nhiệt từ đáy nồi truyền vào. Để đảm bảo an toàn bạn không nên sờ tay vào mặt kính bếp từ lúc này.
  • Với những dòng bếp thông thường thì khi mặt bên nóng trên 65 độ thì đèn chữ H sẽ hiển thị. Hãy để ý và chờ chữ H tắt hẳn khi mặt bếp đã nguội hơn. Lúc này, bạn đã có thể vệ sinh mặt bếp mà không lo bị phỏng.

Thứ ba: Không kéo lê dụng cụ nấu trên bề mặt bếp

  • Các dòng bếp từ cao cấp thường được trang bị mặt kính siêu bền, chống trầy xước, có thể chịu đựng lực và nhiệt độ cao. Tuy vậy, trong quá trình đun nấu, bạn cũng không nên kéo lê xoong, chảo trên bề mặt kính.
  • Bởi nếu bạn kéo lê dụng cụ nấu nhiều lần trong thời gian dài thì mặt bếp sẽ bị xước và không còn mới, sạch sẽ như trước. Các dụng cụ làm bếp như dao, kéo hay muỗng nếu để trực tiếp lên mặt bếp cũng sẽ dễ dàng bị trầy, xước.

Thứ tư: Đặt cách những thiết bị điện từ khác tối thiểu 1m

Với những thiết bị điện từ khác như lò vi sóng, TV, điện thoại,…bạn nên để chúng cách bếp từ khoảng 1m. Điều này sẽ bảo vệ được thiết bị trước từ trường của bếp.

Hãy vệ sinh bếp từ mỗi ngày sau khi nấu ăn.

Thứ năm: Không nên để bếp hoạt động công suất lớn

Bếp điện có tốc độ làm nóng và truyền nhiệt cao hơn khá nhiều so với bếp ga. Vì vậy, để kiểm soát nhiệt và tránh tình trạng đồ ăn bị cháy khét, nên để bếp hoạt động công suất thấp rồi tăng dần nếu cần.

Thứ sáu: Cách tiết kiệm điện khi dùng bếp từ

  • Với công nghệ làm nóng đáy nồi độc đáo, bếp từ sẽ làm sôi thức ăn khá lâu. Ngay cả khi tắt bếp, thức ăn của bạn đã sôi và bắt đầu chín trong một vài phút.
  • Chính vì thế, nên tắt bếp trước khi kết thúc quá trình nấu nướng khoảng 1 – 2 phút. Thức ăn của bạn đã được chín đều.
Rút dây nguồn ngay sau khi sử dụng

Trên đây là hướng dẫn về cách sử dụng bếp từ hiệu quả và một số thói quen xấu làm giảm tuổi thọ của bếp từ. Hy vọng điều này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa bếp từ và giữ an toàn cho bạn và gia đình trong khi nấu ăn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *