Cách làm mứt dừa ngày Tết thơm ngon, đơn giản

Mứt dừa thường xuất hiện vào dịp Tết đến xuân về để cả gia đình cùng thưởng thức, gặp gỡ trò chuyện cùng nhau. Tuy nhiên, bạn lo lắng không biết mứt dừa bán ngoài chợ có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Vậy tại sao bạn không vào bếp và tự tay làm món mứt dừa non cho cả nhà thưởng thức nhỉ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm mứt dừa thơm ngon để chuẩn bị đón Tết sum họp nhé! 

Cách làm mứt dừa thơm ngon, đơn giản

Cách làm mứt dừa truyền thống

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • Dừa: 1kg 
  • Đường: 500g

Lưu ý: Đường sẽ thay đổi tùy vào khẩu vị của mỗi người và thêm ường nếu dừa nhiều nhé.

Cách sơ chế: 

  • Bào dừa thành sợi dài, tránh để dừa bị gãy vì thành phẩm sẽ đẹp mắt hơn
  • Đun nước sôi, cho dừa vào chần qua rồi vớt ra, rửa nhiều lần với nước, để ráo.
Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể ngâm dừa trong nước lạnh vài tiếng để dừa ra bớt dầu.

Ướp dừa với đường

Trộn dừa với đường, ngâm ít nhất 4-6 tiếng. Nếu có thời gian, bạn nên để qua đêm để đường ngấm đều vào dừa hơn.

Sên mứt

  • Chọn một chiếc chảo to, nặng đặt lên bếp, đổ dừa và nước đường vào sên. Lúc đầu, đun sôi nước ở nhiệt độ cao, thỉnh thoảng khuấy.
  • Khi thấy nước đường cạn bớt thì vặn lửa nhỏ lại, đảo liên tục cho đến khi đường kết tinh và bám đều vào từng sợi dừa. 

Thành phẩm

Mứt dừa có màu trắng trong, không vàng, đường bám vừa đủ vào dừa, không chảy nước. Mứt dừa sẽ ngon nhất khi dùng với trà nóng hoặc các loại nước giải khát khác. 

Mẻ mứt sau khi sên xong

Một số cách làm mứt dừa khác

Mứt dừa café

Nguyên liệu
  • Cơm dừa: 500gr
  • Đường cát trắng: 200 gram
  • Café: 20 gram
  • Vani: 1/2 thìa café
  • Sữa đặc có đường: một ít
Cách làm mứt dừa cafe
  • Lấy phần cùi dừa, gọt bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài rồi thái thành những sợi dài mỏng. Sau đó, rửa sạch dừa với nước rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Chuẩn bị một tô lớn, cho dừa cùng với đường, cà phê, một chút sữa đặc vào trộn đều, để qua đêm cho đường tan hết. Thời gian này là khoảng 10 đến 12 giờ.
  • Cho dừa và nước đường vào nồi đun với lửa lớn cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa. Trong quá trình này, dùng đũa khuấy đều khoảng 10 phút một lần.
  • Nấu đến khi nước đường trong chảo bắt đầu cạn và sệt lại thì giảm lửa nhỏ, đảo liên tục và đều tay để mứt không bị cháy hoặc màu quá già, không đẹp mắt.
  • Khi đường cát bám đều vào từng miếng dừa và dừa khô lại thì cho vani vào, trộn đều rồi tắt bếp. Tiếp tục khuấy thêm khoảng 1 phút nữa. 
Mứt dừa café ngọt béo, thơm nức

Mứt dừa viên

Nguyên liệu
  • Cùi dừa: 800gram
  • Đường: 400 gram
  • Café: 1 gói
  • Chanh leo: 2 quả
  • Lá dứa: một ít
  • Sữa tươi không đường: 50ml
Cách làm mứt dừa viên
  • Cùi dừa đem rửa sạch rồi cắt thành những miếng vuông nhỏ có đường kính khoảng 1cm. Ngâm dừa với nước, rửa sạch nhiều lần cho đến khi dừa không còn vẩn đục thì vớt ra để ráo.
  • Chia 800gram dừa thành 4 phần (hoặc làm nhiều phần với màu sắc tùy thích). Trong công thức này mình sẽ làm 4 loại mứt cơ bản: Mứt dừa truyền thống, mứt dừa chanh leo, mứt dừa lá dứa, mứt dừa cà phê.
  • Mứt dừa trắng:Lấy phần dừa đã tách ở bát thứ nhất, thêm 50ml sữa tươi và 100g đường vào cùng một bát. 
  • Mứt dừa vàng: Pha với nước cốt chanh leo bỏ hạt và 100g đường. 
  • Mứt dừa xanh: Xay nhuyễn lá dừa với 80ml nước, sau đó lọc bỏ bã, trộn đều lá dừa với nước dừa và 100g đường.
  • Mứt dừa nâu: Hòa tan túi cà phê với 80ml nước, trộn phần dừa còn lại với nước cà phê cùng 100g đường. 
Bạn có thể làm mứt dừa nhiều màu tùy theo sở thích của mình
  • Sau khi ngâm dừa với các nguyên liệu, bạn đợi đường tan hết rồi ngâm dừa trong vài tiếng. Tiếp theo, đổ lần lượt từng loại mứt vào nồi, đun ở lửa vừa.
  • Khi chảo sôi, khuấy đều để đường kết dính. Sau đó hạ nhỏ lửa, tiếp tục đảo đều để đường kết tinh trắng bám quanh miếng dừa. Làm tương tự cho đến khi dùng hết số mứt đã chuẩn bị. Khi sên xong, bạn cho ra khay để hong khô hoặc đợi nguội rồi cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và thưởng thức. Mứt dừa ngon nhất là khi đường khô và bám đều quanh viên dừa. 
Mứt dừa viên nhỏ xinh, bắt mắt

Lưu ý trong công thức làm mứt dừa

Cách chọn dừa ngon để làm mứt

  • Dừa bánh tẻ (không non cũng không già) là loại ngon nhất để làm mứt. 
  • Cách nhận biết dừa bánh tẻ: Sau lớp vỏ cứng sẽ là một lớp vỏ khác màu nâu nhạt. Nên ưu tiên chọn những quả có độ cứng, dai và dày vừa phải để dễ cạo. 

Mẹo phân biệt các loại, dừa bánh tẻ và dừa già, dừa non

  • Dừa non: Cùi dừa và da mềm, vỏ màu xanh sáng. Khi dùng móng tay bóp cùi sẽ chảy ra nước màu trắng đục, có mùi thơm rất đặc trưng. Nếu dùng tay cạo được phần vỏ gần cuống là dừa non.
  • Dừa bánh tẻ: Vỏ mềm có màu sắc đồng nhất, hơi nhạt, không đều. Sau khi loại bỏ lớp vỏ cứng, bạn sẽ thấy dừa bánh tẻ có lớp vỏ màu nâu nhạt, độ cứng và dai vừa phải, bên trong cùi dừa có màu trắng. 
  • Dừa già: Khi đóng đinh vào cùi dừa già sẽ rất cứng và khó, phần vỏ gần cùi không thể cào được. Cùi dừa già thường rất khô và dày, lớp vỏ bên trong cứng và có màu nâu sẫm, bên ngoài có nhiều lớp da sần sùi. Những quả có màu sắc tươi sáng, ruột trắng là tươi, chỉ nên chọn những quả chưa mọc mầm, vỏ không còn màu xanh. 
Phần cùi của dừa già rất cứng

 

Trên đây là cách làm mứt dừa ngày Tết thơm ngon và đơn giản mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu không vào bếp, bạn sẽ không biết cách làm mứt dừa đơn giản như vậy phải không? Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là đến Tết rồi, bạn đừng bỏ qua công thức cực hay ho trên đây nhé. Còn gì tuyệt vời và ý nghĩa hơn khi tự tay mình làm món mứt để đãi và làm quà cho người thân yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *